Sổ đỏ, sổ hồng là gì? Giữa hai loại sổ này có điểm gì khác nhau, cách phân biệt đúng như thế nào? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm cũng như tìm kiếm lời giải đáp. Ngoài sự khác nhau về màu sắc và trên thực tế, giá trị sử dụng cũng như ý nghĩa của hai loại sổ này cũng có những sự khác biệt nhất định mà không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây của Đầu Tư Số sẽ đưa ra khái niệm cụ thể và lý giải sự khác biệt về tính chất, đặc điểm của hai giấy tờ này.
Sổ đỏ, sổ hồng là gì?
Về cơ bản, sổ đỏ và sổ hồng là cách gọi được đặt ra để phân biệt cho giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy khái niệm chính xác của sổ đỏ, sổ hồng là gì?
Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ có giá trị bao nhiêu năm?
Sổ đỏ còn có tên gọi khác là bìa đỏ, được dùng để chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Loại sổ này được cung cấp cho các khu vực nông thôn với các loại đất như nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất nuôi trồng thủy sản, đất thổ cư khu vực ngoài thành thị.
Giá trị sử dụng của sổ đỏ phụ thuộc vào loại đất, những loại đất có thời hạn như nông nghiệp, thổ cư, lâm nghiệp,…sẽ có thời hạn không quá 50 năm. Những dự án có vốn đầu tư lớn thì thời gian sử dụng không quá 70 năm, đối với đất cho thuê xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có thời hạn không quá 99 năm.
Sổ hồng là gì? Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?
Sổ hồng tương tự như sổ đỏ đều là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất ở, tuy nhiên được cấp cho đất ở đô thị như thị trấn, nội thành. Đây là giấy tờ do bộ Xây dựng ban hành và cấp. Nội dung bao gồm những thông tin về sở hữu nhà ở, sử dụng đất, cấp nhà riêng đất/nhà chung đất,…
Đối với từng công trình khác nhau, thời hạn sử dụng của sổ hồng cũng có sự khác biệt. Điển hình, thời hạn sổ hồng đối với công trình cấp 4 là 20 năm, cấp 3 là 20 – 50 năm, công trình cấp 2 là 50 – 100 năm, cấp 1 là trên 100 năm.
Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?
Về cơ bản sổ đỏ và sổ hồng có nhiều điểm chung nên nhiều người chưa biết cách phân biệt sao cho chính xác nhất. Dưới đây là bảng so sánh khách quan để bạn có thể phân biệt sổ đỏ với sổ hồng và thấy được điểm khác biệt lớn giữa hai loại giấy tờ này:
So sánh |
Sổ đỏ |
Sổ hồng |
Về ý nghĩa |
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là chứng từ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất. |
Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đô thị. |
Cơ quan ban hành |
Sổ đỏ được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Sổ hồng được ban hành bởi Bộ Xây dựng. |
Đối tượng sử dụng |
Đối tượng sử dụng của sổ đỏ là chủ sở hữu đất, được bảo vệ quyền, lợi ích khi có vấn đề phát sinh. |
Sổ hồng được sở hữu bởi chủ nhà, có thể đồng thời là chủ sở hữu đất ở, chủ sở hữu căn hộ hoặc một trong hai. |
Khu vực được cấp |
Sổ đỏ được cấp cho những khu vực ngoài đô thị như nông thôn, đất nông nghiệp, lâm nghiệp,… |
Sổ hồng được cấp cho những khu vực đô thị như nội thành, thị trấn,… |
Sổ hồng hay sổ đỏ có giá trị hơn?
Về cơ bản, sổ hồng và sổ đỏ đều mang đến khả năng bảo vệ quyền và lợi ích của người sở hữu đất hoặc công trình. Tuy nhiên giữa hai loại sổ này, sổ nào có giá trị hơn.
- Đối với giá trị pháp lý: Cả sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện được ghi nhận, bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản liên quan.
- Đối với giá trị thực tế: Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Trên thực tế mỗi loại sổ đều có giá trị riêng, trở thành công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người sở hữu.
Kích thước sổ đỏ, sổ hồng theo quy định
Theo quy định, sổ hồng và sổ đỏ sẽ gồm 4 trang, mỗi trang cần in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen. Đối với các trang bổ sung sẽ để nền trắng. Kích thước trung bình của sổ là 190mm x 265mm. Các trang của sổ lần lượt bao gồm các nội dung như:
- Trang 1: Quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” hoặc “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất”. Mục I là tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, tài sản khác.
- Trang 2: Mục II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trang 3: Mục III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, mục IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận.
- Trang 4: Nội dung tiếp theo của trang IV, trang bổ sung giấy chứng nhận.
Quy trình làm sổ đỏ, sổ hồng
Để tiến hành làm sổ đỏ, sổ hồng, bạn cần thực hiện theo đúng quy trình bao gồm 4 bước chính như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là tiến hành chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như đơn theo mẫu, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ về đất đai và tài sản gắn với đất. Bên cạnh đó là những giấy tờ được chính quyền yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Ở bước này, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Tùy vào từng trường hợp khác nhau, thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cũng có sự thay đổi.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trong trường hợp hồ sơ của bạn đã đầy đủ và chính xác theo quy định của pháp luật, cơ quan sẽ dhi thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa phiếu tiếp nhận cho người nộp, hẹn thời gian trả kết quả. Ngược lại nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc thiếu giấy tờ thì người nộp cần tiến hành bổ sung lại trong thời gian 3 ngày để có thể tiến hành xử lý.
Bước 4: Nộp chi phí và nhận sổ
Sau khi tiếp nhận và xử lý thành công, người nộp cần nộp chi phí để nhận sổ hồng, sổ đỏ. Thời gian xử lý và cấp sổ hồng, sổ đỏ không quá 30 ngày làm việc của cơ quan nhà nước.
Lưu ý khi làm bìa đỏ và bìa hồng
Trong quá trình làm sổ đỏ, sổ hồng, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức hơn. Trong đó bao gồm:
- Chú ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật.
- Tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước, trong và sau quá trình làm sổ.
- Khi nhận sổ cần lưu ý kiểm tra đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin liên quan đến người sở hữu, chủ sở hữu, thông tin cá nhân và hình thức sử dụng đất.
- Chú ý đến thời hạn sử dụng đất để có thể điều chỉnh, chủ động làm lại sổ theo quy định của pháp luật.
- Bạn cần nộp đầy đủ các loại lệ phí theo đúng quy định của nhà nước thì sẽ được cấp sổ.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng và cách phân biệt hai loại sổ này với nhau. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm cho mình kiến thức hữu ích và có thể áp dụng vào thực tế. Nếu bạn muốn đọc thêm các thông tin bổ ích khác hãy ghé thăm ngay Đầu Tư Số mỗi ngày bạn nhé.