Bạn là nhà đầu tư thuộc trường phái nào khi đầu tư chứng khoán ? Liệu phân tích cơ bản có đáng để bỏ thời gian và công sức ? Có phải phân tích kĩ thuật chỉ đơn thuần là bịa đặt, hay tất cả những thay đổi của giá cổ phiếu chỉ là sự ngẫu nhiên ? Hãy cùng Đầu Tư Số tìm hiểu về các trường phái đầu tư Chứng khoán phổ biến trong bài hôm nay nhé.
Các trường phái đầu tư
Thị trường chứng khoán, nơi có những nhà phân tích, những chiến lược gia và các nhà quản lý quỹ được thuê để làm 1 điều, đó là đánh bại thị trường. Các nhà phần tích được thuê để tìm những cổ phiếu được định giá thấp. Những nhà chiến lược được thuê để dự đoán xu hướng của thị trường và các nhóm ngành sẽ phảt triển trong tương lai. Các nhà quản lý danh mục đầu tư (quản lý quỹ) được thuê để kết hợp tất cả những thứ đó để có thể chọn ra những danh mục đầu tư đánh bại được thị trường, thường được đo bằng chỉ số S&P500 (ở Mỹ) hoặc chỉ số VN30 ở Việt Nam.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận về hoạt động của các quỹ đầu tư, một trong số đó cho kết quả rằng 75% các quỹ tương hỗ là kém hiệu quả so với chỉ số S&P 500 trong dài hạn. Vậy ở Việt Nam, liệu các nhà đầu tư cá nhân tự đầu tư sẽ thành công hơn so với việc đầu tư vào một quỹ chỉ số ?
Trường phái đầu tư giá trị
Tên tiếng Anh là Value Investing Philosophy, tạm hiểu là hơi chứng khoán khởi đầu từ cách nhìn nhận giá trị thị trường. Trường phái này được sáng lập bởi nhà đầu tư nổi tiếng Benjamin Graham và được tỷ phú Warren Buffett hết lời khen ngợi.
Những người theo trường phái đầu tư giá trị đều cho rằng: “Giá trị danh nghĩa của các loại chứng khoán không đúng với giá trị nội tại của nó”. Với họ thì thị trường đã có những phản ứng thái quá lên sự biến động giá, dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu thay đổi quá nhiều. Vì vậy, những nhà đầu tư này chỉ lựa chọn mua những loại cổ phiếu có giá trị nội tại thấp hơn thị giá.
Trường phái phân tích cơ bản
Một nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản tin rằng việc phân tích chiến lược kinh doanh, chiến lược quản lý, sản phẩm, thống kê tài chính và nhiều biến số định tính định lượng khác sẽ giúp chọn ra những cổ phiếu mà bị thị trường định giá thấp. Họ hầu như tin rằng việc nghiên cứu giá cổ phiếu trong quá khứ và phân tích kĩ thuật không thể hiệu quả hơn phân tích cơ bản.
Trường phái phân tích kĩ thuật
Những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kĩ thuật tin rằng đồ thị, khối lượng, mô hình và các chỉ báo là chìa khóa để có tỉ suất đầu tư vượt trội. Theo trường phái này thì những dữ liệu về cơ bản của doanh nghiệp hoàn toàn là vô ích. Và còn một trường phái nữa, là Random Walkers, trường phái của những người tin rằng bất kì nỗ lực nào để đánh bại thị trường của các nhà đầu tư là vô ích.
Trường phái đầu tư tăng trưởng
Dịch theo tiếng Anh là Growth Investing Philosophy, Đầu tư tăng trưởng là sự kết hợp của trường phái đầu tư giá trị với những đánh giá về xu hướng giá cổ phiếu. Đầu tư tăng trưởng có quan điểm tương tự như đầu tư giá trị. Tuy nhiên, trường phái này mang phong cách tập trung và cổ phiếu có P/E cao hơn so với những cổ phiếu tương quan. Điều này nhằm kỳ vọng tốc độ tăng trưởng mạnh của cổ phiếu, nó sẽ đưa giá trị hiện tại của dòng tiền thu được trong tương lai, cao hơn giá mua cổ phiếu tại thời điểm này.
Vậy chúng ta nên tin tưởng trường phái nào ? Liệu phân tích cơ bản có đáng để bỏ thời gian và công sức ? Có phải phân tích kĩ thuật chỉ đơn thuần là bịa đặt. Giá trị hay tăng trưởng ? Hay tất cả những thay đổi của giá cổ phiếu chỉ là sự ngẫu nhiên ? Chúng tôi mong mỗi người sẽ tự có câu trả lời cho bản thân mình qua bài viết hôm này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiệu thuyết thị trường hiệu quả và xem những trường phái kia đứng về phía nào của thuyết này.
Thị trường có thực sự hiệu quả?
Cuộc tranh luận liên quan tới giá trị của các phân tích bắt đầu với câu hỏi về sự hiệu quả của thị trường. Cái gì đại diện cho mức giá hiện tại của một cổ phiếu ? Liệu mức giá hiện tại của cổ phiếu đã phản ánh chính xác giá trị của nó ? Hay một điều bất thường tồn tại cho phép trader và nhà đầu tư có cơ hội để đánh bại thị trường bằng cách tìm một cổ phiếu bị định giá thấp ?
Aswath Damodaran của Stern Business School của Đại học New York định nghĩa rằng thị trường hiệu quả là thị trường mà ở đó giá cả phản ánh đúng giá trị thật của khoản đầu tư. Trong một thị trường hiệu quả thì giá cả hiện tại của cổ phiếu phản ánh đầy đủ những thông tin tồn tại xung quanh nó và đó chính là giá trị thật của cổ phiếu. Trong điều kiện lý tưởng này, thì giá là tổng hợp của tất cả các quan điểm (tăng giá, giảm giá hoặc khác) của tất cả những thành viên tham gia thị trường.
Khi một thông tin mới được lên mặt báo thì thị trường tiếp nhận thông tin đó bằng cách điều chính giá cổ phiếu tăng (bằng việc có nhiều người mua hơn) hoặc giảm (có nhiều người bán hơn). Vì thế giá cổ phiếu là giá trị hợp lý vì thị trường đồng ý mức giá đó khi quá trình mua, bán cổ phiếu diễn ra. Trong thị trường hiệu quả độ lệch của giá và giá trị là có thể xảy ra nhưng độ lệch này được coi là ngẫu nhiên và về lâu dài giá luôn phản ánh giá trị thật của cổ phiếu.
Giả thuyết này còn tiếp tục khẳng định nếu thị trường hiệu quả, thì việc đánh bại thị trường là không thể. Mặc dù độ lệch của giá và giá trị có thể xảy ra nhưng chúng xuất hiện và biến mất rất nhanh, do đó nhà đầu tư không thể kiếm lời từ chênh lệch giá.
Cấp độ về sự hiệu quả của thị trường
Từ kinh nghiệm của mỗi người, hầu hết chúng ta đều đồng ý cho rằng thị trường không hoàn toàn hiệu quả. Sự bất thường luôn tồn tại và những nhà đầu tư có thể làm tốt hơn thị trường. Do đó, có thể chia làm 3 mức độ khác nhau về sự hiệu quả của thị trường. Ba cấp độ này cũng tương ứng với niềm tin của 3 trường phái về thị trường: trường phái phân tích cơ bản (FA), phân tích kĩ thuật (TA) và Random Walkers (những bước đi ngẫu nhiên).
Tin tưởng phần lớn vào thị trường (Strong Form)
Cấp độ này thuộc về những nhà đầu tư theo phân tích kĩ thuật. Giả thiết Strong From vào thuyết sự hiệu quả của thị trường cho rằng giá hiện tại đã phản ánh hết tất cả thông tin về cổ phiếu. Không quan trọng là thông tin đó được công bộ rộng rãi cho tất cả mọi người hay chỉ là thông tin nội bộ mà chỉ ban quản lý cấp cao của công ty mới biết.
Nếu thông tin tồn tại thì nó đã được phản ánh vào giá hiện tại. Bởi vì vậy, những nhà đầu tư không thể khai thác được thêm gì khi nghiên cứu về các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Nhìn chung những người theo phân tích kĩ thuật thuần túy tin rằng thị trường là Hiệu quả và tất cả tông tin được phản ánh vào giá.
Tin tưởng một nửa vào thị trường (Semi -Strong Form)
Cấp đô của những người theo trường phái Random Walkers. Giả thiết Semi-Strong Form cho rằng giá hiện tại đã phản ánh tất cả các thông tin có thể đọc được bởi tất cả mọi người về công ty. Thông tin này gồm báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, những thông báo và các thông tin liên quan khác của công ty. Tuy nhiên, có những thông tin không được công bố ra công chúng thì chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Những thông tin này có thể là thông tin được nắm giữ bởi những người nội bộ trong công ty, những đối thủ, nhà thầu, nhà cung ứng,…
Điều bất thường của giá tồn tại và cách duy nhất để có lợi nhuận là sử dụng những thông tin chưa được công chúng biết đến (thông tin nội gián, mua bán dựa theo tin mật,…). Một khi thông tin này được đưa lên mặt báo thì giá sẽ được điều chỉnh ngay lập tức, bởi vậy rất khó để kiếm lợi nhuận từ tin mới trên báo chí. Thuyết Random Walk là một ví dụ của thuyết thị trường nửa hiệu quả (Semi-Strong Form)
Không tin vào sự hiệu quả của thị trường (Weak Form)
Cấp độ của những nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản. Giả thiết Weak Form của thị trường cho rằng giá hiện tại chưa phản ánh đầy đủ giá trị thực của cổ phiếu, mà nó chỉ phản ánh giá cổ phiếu của quá khứ. Thêm vào đó, giá tương lại không thể được xác định nếu chỉ sử dụng giá ở hiện tại và quá khứ. Những nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản tin rằng giá trị thật của cổ phiếu có thể được ước đoán thông qua những mô hình định giá tài chính sử dụng thông tin công khai mà chúng ta có thể tìm được. Giá hiện tại không phải lúc nào cũng phản ánh giá trị, và những mô hình định giá có thể giúp nhà đầu tư có lợi nhuận.
Qua bài viết này, chắc hẳn chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về những trường phái đầu tư Chứng khoán. Ở những bài viết sau chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu kĩ hơn về từng trường phái. Mong rằng các nhà đầu tư sẽ có lựa chọn về trường phái đầu tư riêng phù hợp với bản thân mình.