Tiếp tục trong bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các khoản mục liên quan tới Nợ trong bảng cân đối kế toán dưới góc nhìn của Warren Buffett. Trong bài hôm nay sẽ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ hiện hành, cụ thể Đầu Tư Số xin gửi tới nhà đầu tư bài viết sau.
Nợ trong niên hạn
Nợ hiện hành là khoản nợ và nghĩa vụ của công ty sẽ đến hạn trong năm tài chính. Chúng được tìm thấy trên bảng cân đối kế toán dưới các tiêu đề khoản phải thu, chi phí trích trước, Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn đến hạn và Nợ hiện hành khác. Chúng ta hãy tìm hiểu liệu chúng có thể cho ta biết một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hơn so với các đối thủ cạnh tranh hay không.
Các khoản phải trả, chi phí trích trước và khoản nợ khác
Các khoản phải trả là phần tiền còn nợ các đơn vị đã cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho công ty. Chúng ta đặt 1000 cân cà phê, nhà cung cấp gửi hàng cùng với hối phiếu/hóa đơn. Hối phiếu/hóa đơn cho 1000 cân cà phê là một khoản phải trả.
Chi phí trích trước là tiền nợ mà công ty đã gánh chịu, nhưng chưa nhận được yêu cầu thanh toán. Các chi phí này bao gồm thuế donah thu phải nộp lương phải trả và tiền thuê nhà phải trả lũy kế. Chúng ta thuê nhân viên và thông báo sẽ trả lương vào cuối tháng; mỗi ngày anh ta làm việc cho đến ngày cuối tháng sẽ được gh inhaanj như một chi phí lũy kế.
Các khoản nợ khác là một quỹ hỗn hợp tất cả các khoản nợ ngắn hạn không đủ điều kiện để được tính vào bất kỳ mục nào trên đây.
Các mục Các khoản phải trả, Chi phí trích trước và Nợ khác có thể cho chúng ta biết nhiều về tình hình hiện tại của một donah nghiệp, nhưng với vai trò là các mục độc lập thì chúng chỉ cung cấp rất ít thông tin về đặc tính kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp và liệu nó có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. Tuy nhiên, số nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty lại có thể cho chúng ta biết những thông tin đó.
Nợ ngắn hạn: Con số này đã khiến một định chế tài chính lâm vào khó khăn như thế nào?
Nợ ngắn hạn là số tiền mà công ty đã vay và đến hạn phải trả trong vòng một năm. Khoản này bao gồm các thương phiếu và nợ ngắn hạn của ngân hàng. Thông thường, chi phí nợ ngắn hạn luôn thấp hơn chi phí nợ dài hạn. Điều này có nghĩa là công ty có thể đi vay ngắn hạn và cho vay dài hạn.
Chúng ta đi vay ngắn hạn với lãi suất 5% và cho vay dài hạn 7% - nghe có vẻ khá dễ dàng. Nhưng vấn đề của chiến lược này nằm ở chỗ lượng tiền mà chúng ta đi vay là ngắn hạn, nghĩa là chúng ta phải trả lại trong năm. Việc này không quá khó khăn, chúng ta chỉ cần đi vay thêm nợ ngắn hạn để trả khoản nợ ngắn hạn đến hạn.
Theo thuật ngữ tài chính, chúng ta gọi đây là “đáo hạn nợ”. Và chiến lược này hoạt động tốt cho đến khi lãi suất ngắn hạn vượt lên cao hơn lãi suất chúng ta cho vay trong dài hạn là 7%. Chắc chắn đây có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời khi lãi suất ngắn hạn là 5%. Nhưng bây giờ nó đã lên đến 8%, và chúng ta phải tái tài trợ khoản nợ ngắn hạn ở mức lãi suất vượt quá những gì chúng ta cho vay ra. Và điều đó không làm chúng ta hài lòng.
Một khó khăn khác nữa trong việc cân đối khoản nợ ngắn hạn là nếu ta đã cho vay toàn bộ tiền trong dài hạn, nhưng các “chủ nợ” của chúng ta quyết định không cho ta vay ngắn hạn nữa. Bất ngờ chúng ta phải trả tất cả các khoản tiền đã vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Nhưng chúng ta không có tiền để trả vì đã cho vay dài hạn, nghĩa là chúng ta sẽ không nhận lại được tiền trong nhiều năm nữa.
Đây là những gì đã xảy ra với Bear Stearns: Họ đi vay ngắn hạn (nhận tiền gửi) và mua các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, sử dụng các chứng khoán này làm vật thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn. Nhưng một ngày nọ các khách hàng tiết kiệm bừng tỉnh và nói rằng “Chúng tôi không nghĩ là các khoản thế chấp này đáng giá như các ông đã nói, do đố chúng tôi không muốn cho ngân hàng vay nữa và muốn nhận lại số tiền đó”. Rõ ràng đây không phải là một tình huống tốt đẹp cho Bear Stearns.
Cách thông minh nhất là an toàn nhất để tạo lợi nhuận trong ngành ngân hàng là đi vay dài hạn và cho vay dài hạn. Đó là lý do tài sao các ngân hàng luôn cố gắng thu hút chúng ta bằng các chứng chỉ tiền gửi có thời hạn năm hay mười năm. Đó không phải là cách kiếm tiền nhanh và dễ dàng như đi vay ngắn hạn và cho vay dài hạn hơn, nhưng lại là một cách có chừng mực và thận trọng hơn. Đó là những gì chúng ta muốn có ở một ngân hàng và một nhân viên ngân hàng – sự đúng mực.
Khi đầu tư và các định chế tài chính, Warren luôn tránh xa các tập đoàn lớn đi vay ngắn hạn nhiều hơn dài hạn. Tập đoàn yêu thích của Warren, Wells Fargo, cứ mỗi USD nợ dài hạn thì có 57 xu nợ ngắn hạn. Nhưng một ngân hàng năng động như Bank of America N.A thì cú mỗi USD nợ dài hạn thì lại có đến 2,09 USD nợ ngắn hạn. Trong khi năng động, có ngahix là có thể tạo ra nhiều tiền hơn trong ngắn hạn thì tình trạng này lại thường xuyên dẫn đến các thảm họa tài chính trong dài hạn. Và chưa từng có ai giàu có trong thời kỳ suy thoái của một thảm họa tài chính.
Trong những giai đoạn tài chính khó khăn, chính các ngân hàng thận trọng và ổn định như Wells Fargo lại có lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng năng động đã tự đẩy mình vào khó khăn. Sự “bền vững” đồng nghĩa với sự ổn định có được do luôn thận trọng và bảo thủ. Ngân hàng có tiền trong khi các đối thủ chịu thiệt hại, chính điều đó đã tạo nên cơ hội.
Những tập đoàn năng động trong việc đi vay ngắn hạn thường phụ thuộc nhiều vào các thay đổi đột ngột của thị trường tín dụng, khiến cho toàn bộ hoạt động của họ gặp rủi ro và tương đương với việc mất đi tính bền vững trong mô hình kinh doanh. Và trong thế giới kinh doanh, tính bền vững của lợi thế cạnh tranh rất giống với sự trinh bạch – bảo vệ nó dễ dàng hơn nhiều so với việc lấy lại nó.
(Còn tiếp: Phần 2)