Warren Buffett nổi tiếng là nhà đầu tư dài hạn, ông chọn lựa cổ phiếu tốt và nắm giữ nó trong vòng cả chục năm. Nhiều nhà đầu tư theo phân tích cơ bản ở Việt Nam cũng đi theo cách đầu tư này của Warren và có được lợi nhuận rất khả quan. Tuy nhiên vẫn sẽ có lúc chúng ta cần bán ra những cổ phiếu để hiện thực hóa số tiền lời mà chúng ta có, trong bài ngày hôm nay, hãy cùng Đầu Tư Số nghiên cứu xem cách mà Warren phân tích để biết được đâu là thời điểm ông nên bán ra những cổ phiếu trong danh mục của mình.
Tại sao Warren lại bán đi cổ phiếu của ông
Ông từng nói “Đầu tư càng nhiều vào bản thân càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này”. Không chỉ là một nhà đầu tư đại tại, Warren còn nổi tiếng với khả năng kiên trì hiếm có khi ông có thể nắm cổ phiếu trong dài hạn, có thể cả nửa đời người. Ông nói rằng khoảng thời gian mà ông nắm giữ cổ phiếu là mãi mãi đối với những cổ phiếu tuyệt vời.
Thực tế Warren Buffett đã bán một số cổ phiếu như vào năm 2002 ông đã bán cổ phiếu La-Z-Boy đúng đỉnh, đến tận 2014 quả thật cổ phiếu này mới tăng trở lại đỉnh cũ mà ông từng bán.
Đây là các lý do mà Warren Buffett quyết định trước khi bán cổ phiếu:
- Ông bán ra cổ phiếu khi ông tính toán rằng giá hiện tại của cổ phiếu đã đủ cao, sẽ khó mà tăng thêm được nữa;
- Ông tìm ra cơ hội đầu tư tốt hơn. Có thể ông đã tính toán và tìm ra được một cổ phiếu khác có tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn là tỷ suất sinh lời có thể có nếu tiếp tục giữ cổ phiếu hiện tại;
- Ông nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng xấu đi.
Các điều kiện bán Cổ phiếu của Warren
Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về các điều kiện khiến Warren bán Cổ phiếu của mình
Biết giá cổ phiếu đã đủ cao
Chỉ số mà Warren sử dụng để tính toán xem cổ phiếu đắt hay rẻ là P/E. Nếu cổ phiếu của Warren có chỉ số P/E khoảng 10-25 (để có 1 đồng lời nhuận từ 1 cổ phiếu của công ty, nhà đầu tư phải bỏ ra 10-25 đồng để mua cổ phiếu đó) lần hoặc có khi còn cao hơn thế, vì vậy Warren sẽ bán cổ phiếu đó đi.
Ví dụ năm 1998 chúng ta xem xét cổ phiếu Cocacola khi thị giá của công ty trên sàn là 88USD/Cổ phiếu và P/E = 62. EPS của công ty chỉ là 1.42 USD, tăng trưởng hàng năm là 12%.
Sau 10 năm, lãi gộp thu về của nhà đầu tư là 24.88 USD / 1 cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư thay vì mua cổ phiếu cocacola mà mua trái phiếu chính phủ hàng năm với lãi suất 6% thì lãi gộp thu về sau 10 năm là 52.8 USD. Như vậy túm lại nếu đầu tư vào cổ phiếu cocacola không phải là một quyết định khôn ngoan khi đây không phải là khoản đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên nếu cocacola khi đó có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn ở khoảng 30-40% thì P/E = 62 có thể được nhiều người chấp nhận. Như vậy P/E cao hay thấp mang tính rất chủ quan và nhà đầu tư cần sử dụng thêm tới tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm để so sánh.
Chính vì P/E quá cao nên vào năm 1998 Warren Buffett đã thoái vốn ở CocaCola, ngoài ra ông còn bán cả cổ phiếu American Express (lúc đó có P/E là 54), Gillette (có P/E là 108).
Như vậy ta thấy một trong những tiêu chuẩn mà Warren Buffett sử dụng để xem xét việc khi nào nên bán cổ phiếu. Nhưng khi dùng P/E xem xét xem cổ phiếu đắt hay rẻ, cao hay thấp nhà đầu tư cần so sánh tương quan với tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp nữa.
Cocacola khi đó vẫn là một công ty hoạt động tốt, nhưng lúc đó giá cổ phiếu đã quá đắt rồi và nó cũng là lý do Warren Buffett không muốn tiếp tục cầm cổ phiếu đó nữa.
Tìm ra cơ hội đầu tư tốt hơn
Khi nhà đầu tư tìm thấy một công ty mới có mức giá hời so với định giá hợp lý, tức là nó thấp hơn nhiều so với giá trị thật của nó, nhà đầu tư có thể tiến hành đảo danh mục. Tức là nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu đã có giá khá cao (có thể dùng P/E và tốc độ tăng trưởng để xem xét), bán cổ phiếu đó để mua cổ phiếu có mức giá hời kia.
Ví dụ cụ thể, nếu nhà đầu tư định giá cổ phiếu A có mức giá hợp lý là 100,000đ/1 cổ phiếu và giá hiện tại chỉ là 50,000đ với mức sinh lời 100% nếu mua cổ phiếu A. Và cổ phiếu B đang nắm giữa có mức giá hợp lý 80,000đ/1 cổ phiếu và hiện tại giá đã là 75,000đ. Như vậy có thể quyết định bán cổ phiếu B để có vốn tiếp tục đầu tư cổ phiếu A nhằm mục đích sinh lời với kỳ vọng lợi nhuận cao hơn.
Hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng xấu
Để nhận biết dấu hiệu này, các nhà đầu tư có thể quan sát các báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm của doanh nghiệp để đưa ra quyết định. Dấu hiệu có thể là nợ gia tăng mạnh gần đây, doanh thu sụt giảm đột ngột, lợi nhuận biên giảm dần theo từng năm,… các dấu hiệu xấu trên báo cáo tài chính có rất nhiều và không thể viết hết trong một bài.
Tuy nhiên những kiến thức về cách đọc báo cáo tài chính và các dấu hiệu tiêu cực xuất hiện ở trong các khoản mục của bác cáo đã được Đầu Tư Số đã chia sẻ qua một loạt các bài viết trên trang web. Về phần này các nhà đầu tư có thể tham khảo thêm ở các bài viết trong chuyên mục Kiến thức phân tích cơ bản trên website.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu cách mà Warren Buffett xem xét để đi tới quyết định bán cổ phiếu. Mong rằng các nhà đầu tư có thể áp dụng phương pháp này để chọn được thời điểm bán ra cổ phiếu để chốt lời thích hợp. Nếu các anh chị có khó khăn gì trong quá trình đầu tư, hãy liên hệ với chúng tôi qua SĐT ở trên website.