Cuốn sách Phân tích chứng khoán của tác giả Benjamin Graham là một trong những cuốn sách đi sâu vào khai thác những vấn đề trong lĩnh vực chứng khoán. Cuốn sách này mang đến cho bạn đọc nhiều lời khuyên cũng như bài học quý giá. Cùng Đầu Tư Số tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như thông điệp của cuốn sách qua bài viết bên dưới đây với chúng tôi nhé!
Thông tin Sách Phân tích chứng khoán(Security Analysis)
Sách phan tich chung khoan Benjamin Graham được mệnh danh là cuốn kinh thánh của Đầu tư giá trị, đây là một cuốn sách về tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến người đọc.
Sách đã mang đến cho những nhà đầu tư kinh nghiệm và triết lý khi bước chân vào tìm hiểu thị trường chứng khoán. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về cuốn sách:
Tác giả |
Benjamin Graham |
Người Dịch |
Nguyễn Thuỵ Khánh Chương |
NXB |
NXB Lao Động |
Công ty phát hành |
Alpha Books |
Năm XB |
1940 |
Ngôn Ngữ |
Tiếng Việt |
Trọng lượng (gr) |
400 |
Kích Thước Bao Bì |
13 x 20.5 cm |
Số trang |
828 |
Giá bán |
150.000 - 200.000 |
Tác giả Benjamin Graham là ai?
Tác giả của sách Security Snalysis là Benjamin Graham. Ông từng giữ vai trò ở nhiều cương vị khác nhau như: Nhà kinh tế học, nhà đầu tư tài giỏi và doanh nhân thành đạt. Ông được biết đến với tư cách là người khai sinh và đặt nền móng cho trường phái đầu tư giá trị trong xã hội lúc bấy giờ.
Năm 1928 ông đã giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm của mình về trường phái đầu tư giá trị tại đại học Columbia. Cuốn sách này được ông đồng sáng tác cùng với tác giả David Dodd. Sau khi được xuất bản cuốn sách của ông đã rất nhanh chóng gây được sự chú ý và sở hữu lượt mua rất lớn.
Nội dung, thông điệp sách phân tích chứng khoán Benjamin Graham
Phân tích chứng khoán Benjamin Graham được cho ra đời đã phần nào tái hiện được thực trạng về tình hình đầu tư chứng khoán của xã hội. Cuốn sách này từng được xem như là cuốn kinh thánh về giá trị đầu tư với đầy đủ nội dung và triết lý. Nội dung chính của cuốn sách xoay quanh các phương pháp đầu tư và nghiên cứu thị trường. Sách cung cấp cho người đọc các bài học quý báu về cách nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Sách mang đến cho người đọc tính ứng dụng cao vào trong thực tiễn.
So với phiên bản 5 trước đây phiên bản này của cuốn sách đã được bổ sung thêm rất nhiều lập luận sắc bén. Với những nội dung được trình bày, cuốn sách không chỉ giúp cho các nhà đầu tư tỉnh táo và biết cảnh giác trước những nguy cơ từ thị trường đầu tư. Mà còn giúp bạn đọc có được sự lựa chọn đúng đắn cho mình.
Một số đoạn trích hay trong sách Phân tích chứng khoán Benjamin Graham
Dưới đây là một số đoạn trích hay trong sách bạn đọc có thể tham khảo như:
“Chúng tôi đã định nghĩa nhà đầu tư phòng vệ là một người quan tâm chủ yếu đến sự an toàn và không muốn hệ lụy phiền toái. Nói chung anh ta nên tiến hành như thế nào và anh ta có thể mong đợi mức sinh lợi ra sao trong những “điều kiện bình thường trung bình” – nếu thật sự tồn tại những điều kiện như vậy? Để trả lời các câu hỏi này, đầu tiên chúng tôi sẽ xét tới những gì chúng tôi đã viết về vấn đề này bảy năm trước, sau đó là những thay đổi đáng kể nào đã xảy ra kể từ khi đó đối với các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới lợi nhuận được trông đợi của nhà đầu tư, và cuối cùng là những gì anh ta nên làm và nên mong đợi trong những điều kiện của hiện tại (vào đầu năm 1972).
Chúng tôi đã khuyến khích nhà đầu tư chia đều tài sản chứng khoán của mình giữa các trái phiếu cấp cao và các cổ phiếu thường hàng đầu; phần trái phiếu không bao giờ được ít hơn 25% hoặc nhiều hơn 75%, và điều ngược lại là cần thiết cho phần cổ phiếu thường; lựa chọn đơn giản nhất của anh ta là giữ một tỷ lệ 50–50 giữa chúng, và có điều chỉnh để khôi phục lại cân bằng khi mà các diễn biến của thị trường khiến nó lệch đi, chẳng hạn, khoảng 5%. Một phương châm thay thế khác là anh ta có thể giảm phần cổ phiếu thường xuống 25% “nếu anh ta cảm thấy thị trường cao một cách nguy hiểm”, và ngược lại có thể tăng nó lên đến 75% “nếu anh ta cảm thấy rằng sự giảm giá cổ phiếu khiến chúng mỗi lúc một hấp dẫn hơn”.
Vào năm 1965, nhà đầu tư có thể đạt được mức sinh lợi khoảng 4,5% với các trái phiếu cấp cao có đánh thuế và 3,25% với các trái phiếu miễn thuế tốt. Mức sinh lợi cổ tức (dividend return) của các cổ phiếu thường hàng đầu (với chỉ số DJIA ở mức 892) chỉ khoảng 3,2%. Thực tế này, cũng như một số thực tế khác, cho thấy là cần có sự thận trọng. Chúng tôi đã gợi ý rằng “ở mức thị trường bình thường” nhà đầu tư có thể đạt được mức sinh lợi cổ tức ban đầu khoảng từ 3,5% đến 4,5% với việc mua cổ phiếu của mình, ngoài ra cũng nên cộng thêm vào đó sự tăng đều đặn giá trị cơ sở (và mức “giá thị trường bình thường”) của một danh mục chứng khoán mang tính đại diện lên cùng một lượng, điều này sẽ mang lại một mức sinh lợi từ cổ tức kết hợp với sự tăng giá trị bằng khoảng 7,5% một năm. Việc chia đều giữa trái phiếu và cổ phiếu sẽ thu được hoa lợi khoảng 6% trước khi đóng thuế thu nhập. Chúng tôi cũng nói thêm rằng thành phần cổ phiếu sẽ có tác dụng bảo vệ tương đối tốt đối với việc giảm sức mua do lạm phát quy mô lớn.
Cũng nên chỉ ra rằng các phép tính toán trên cho thấy kỳ vọng về tốc độ tăng của thị trường cổ phiếu thấp hơn rất nhiều so với mức tăng thực tế trong khoảng thời gian từ năm 1949 đến năm 1964. Mức tăng này cho giá trị trung bình cao hơn nhiều con số 10% đối với các cổ phiếu được niêm yết xét tổng thể, và nói chung người ta coi điều này như sự đảm bảo rằng trong tương lai cũng sẽ có những kết quả thỏa đáng như vậy. Rất ít người chịu nhìn nhận một cách nghiêm túc về khả năng là mức tăng cao trong quá khứ đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu “bây giờ quá cao”, và do đó “những kết quả tuyệt vời kể từ năm 1949 sẽ không dẫn tới những kết quả rất tốt mà là xấu trong tương lai”.
Thay đổi lớn kể từ năm 1964 là sự tăng mức lãi suất của các trái phiếu hàng đầu lên tới mức cao kỷ lục, mặc dù kể từ khi đó cũng có sự hồi phục đáng kể từ những mức giá thấp nhất của năm 1970. Mức sinh lợi có thể thu được từ các cổ phiếu công ty mới phát hành tốt hiện giờ là khoảng 7,5%, cao hơn nhiều so với mức 4,5% của năm 1964. Trong khi đó, mức sinh lợi cổ tức của các cổ phiếu loại DJIA tăng tương đối cao ngay cả trong thời kỳ suy giảm thị trường 1969–1970, nhưng trong khi chúng tôi đang viết lúc này (lúc “Dow” ở mức 900), mức sinh lợi này là thấp hơn 3,5%, so với 3,2% vào cuối năm 1964. Sự thay đổi trong mức lãi suất hiện hành tạo ra mức sụt giảm lớn nhất khoảng 38% giá thị trường của các trái phiếu trung hạn trong suốt giai đoạn này.
Có một khía cạnh có tính nghịch lý đối với các diễn biến này. Vào năm 1964, chúng tôi đã phân tích khá kỹ về khả năng là giá cổ phiếu có lẽ là quá cao và rốt cuộc nó sẽ phải chịu sự giảm giá nặng nề; nhưng chúng tôi đã không xem xét cụ thể khả năng đó cũng thể xảy ra đối với giá của các trái phiếu cấp cao. (Những ai mà chúng tôi biết đều không xem xét khả năng này). Chúng tôi có cảnh báo (tại trang 90) rằng “một trái phiếu dài hạn có thể thay đổi giá rất nhiều để đáp lại những thay đổi của mức lãi suất”. Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi nghĩ rằng cảnh báo này – với các ví dụ đi kèm – đã không được nhấn mạnh đủ mức cần thiết. Vì thực tế rằng nếu một nhà đầu tư có một khoản tiền nhất định trong nhóm DJIA tại giá đóng cửa của nó là 874 vào cuối năm 1964 thì anh ta sẽ có một khoản lợi nhuận nhỏ sau đó vào cuối năm 1971; thậm chí ở mức giá thấp nhất (631) vào năm 1970 thì thua lỗ được thể hiện của anh ta cũng vẫn ít hơn thua lỗ của trái phiếu dài hạn loại tốt. Mặt khác, nếu anh ta chỉ giới hạn phần đầu tư trái phiếu vào trái phiếu tiết kiệm Mỹ, các chứng khoán công ty phát hành ngắn hạn hoặc các tài khoản tiết kiệm thì anh ta sẽ không bị thua lỗ về giá trị thị trường đối với số tiền gốc của mình trong giai đoạn này và anh ta sẽ nhận được mức sinh lợi cao hơn so với mức sinh lợi của các cổ phiếu tốt. Do đó, các “công cụ tương đương tiền mặt” thật sự lại là sự đầu tư tốt hơn trong năm 1964 so với cổ phiếu thường – cho dù có xảy ra lạm phát mà đáng lẽ theo lý thuyết phải có lợi cho cổ phiếu hơn tiền mặt. Sự sụt giảm trong giá trị vốn được thông báo của các trái phiếu dài hạn tốt là do diễn biến trong thị trường tiền tệ, một lĩnh vực khó hiểu mà bình thường vốn không có ảnh hưởng quan trọng tới phương châm đầu tư của các cá nhân.
Mua sách Phân tích chứng khoán Benjamin Graham ở đâu?
Nếu bạn đang đang có nhu cầu tìm mua sách Phân tích chứng khoán Benjamin Graham thì tốt nhất nên mua sách chính hãng từ nhà xuất bản. Vì như vậy bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng nội dung, việc đọc sách lậu hoặc sách trực tuyến sẽ không thể đảm bảo nội dung của sách. Đầu tư cho tri thức luôn là sự đầu tư thông thái nhất và không bao giờ bị lỗ.
Lời kết
Trên đây là thông tin về sách phân tích chứng khoán Benjamin Graham mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đó bạn sẽ nắm được nội dung mà cuốn sách muốn truyền đạt đến mọi người. Nếu đang nghiên cứu và tìm hiểu trong lĩnh vực này thì đây là một cuốn sách rất đáng mua bạn nên sở hữu cho mình. Đừng quên truy cập Đầu Tư Số mỗi ngày để cập nhật thêm thông tin hữu ích về kiến thức đầu tư các bạn nhé.