Danh mục Menu

IMF là gì? Vai trò, cơ cấu tổ chức của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Có thể bạn đã từng nghe đâu đó trên tivi, kênh tài chính hay báo mạng thông tin về quỹ IMF, tuy nhiên IMF là một cụm từ còn khá lạ lẫm với nhiều bạn đọc, đây là một quỹ tiền tệ Quốc tế được thành lập từ khá lâu. Tổ chức này có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của thế giới. Vậy vai trò và cơ cấu tổ chức của quỹ tiền tệ này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới đây với chúng tôi nhé!

IMF là gì?

Quỹ tiền tệ quốc tế có tên gọi tiếng Anh là International Monetary Fund, viết tắt là IMF. Đây là tổ chức có nhiệm vụ giám sát hệ thống tài chính của toàn cầu bằng cách theo dõi cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái. Tổ chức này cũng giúp đỡ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật khi có yêu cầu.

Quỹ tiền tệ quốc tế được thành lập từ năm 1945 với mục đích thúc đẩy hợp tác tiền tệ. Đồng thời đảm bảo an ninh cho hệ thống tiền tệ trên toàn thế giới, đảm bảo ổn định về tài chính tạo điều kiện hợp tác và phát triển thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm tỷ lệ nghèo trên thế giới.

Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF (International monetary fund)
Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF (International monetary fund)

IMF có bao nhiêu thành viên?

IMF hoạt động bắt đầu từ thời gian 27/12/1945, thời điểm đó có tất cả 29 nước đầu đã tiên ký kết thực hiện các điều khoản của hiệp ước này. Mục đích của luật đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngày 01/03/1947 quỹ tiền tệ thế giới hoạt động, khoản vay đầu tiên của tổ chức này diễn ra vào 08/05/1947.

Hiện tại tổng số thành viên của tổ chức là 189 quốc gia. Trong đó một số nước thành viên hiện đang có cổ phần lớn đó là:

  • Mỹ
  • Nhật Bản
  • Đức
  • Anh
  • Pháp

Mục đích của quỹ tiền tệ quốc tế

Mục đích của tổ chức IMF khi hoạt động bao gồm:

  • Thúc đẩy toàn diện các hoạt động hợp tác quốc tế thông qua việc tư vấn và cộng tác.
  • Nâng cao mở rộng và đẩy mạnh hoạt động mậu dịch quốc tế giúp tăng tỷ lệ việc làm, gia tăng thu nhập cho các nước thành viên trên thế giới.
  • Giúp ổn định ngoại hối và đảm bảo trật tự giao dịch ngoại hối giữa các thành viên trong tổ chức. Hạn chế tối đa việc phá giá tiền để cạnh tranh.
  • Thành lập hệ thống thanh toán giữa các thành viên, đồng thời gỡ bỏ rào cản về ngoại hối giúp đẩy mạnh hoạt động mậu dịch.
  • Cung cấp nguồn dự trữ của quỹ để đảm bảo được an toàn và tạo ra các cơ hội cho các nước thành viên giải quyết được vấn đề mất cân bằng khi thanh toán.

Vai trò của IMF với Việt Nam

Năm 1976 Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào quỹ tiền tệ quốc tế và được thừa hưởng một số khoản vay từ tổ chức này như:

Giai đoạn năm 1976 - 1981 tổ chức này đã cho nước ta vay 200 triệu USD để giải quyết được một số khó khăn trong cán cân thanh toán. Trong thời gian từ 1985 - 10/1993 Việt Nam và IMF đã duy trì thông qua hình thức đối thoại chủ yếu dưới dạng tham khảo thường niên của nền kinh tế vĩ mô.

Giai đoạn 1993 - 2004 Việt Nam đã được cho vay 4 khoản với tổng số vốn là ban đầu 1.094 triệu USD. Giải ngân được cho Việt Nam 670,8 triệu trong đó có tới 209,2 triệu USD đến từ chương trình tăng trưởng và thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Cơ cấu tổ chức và logo quỹ IMF

Vậy cơ cấu tổ chức của quỹ tiền tệ IMF có đặc điểm như thế nào và logo có những gì? 

Cơ cấu tổ chức quỹ IMF

Đầu tiên cần xét đến đó chính là cơ cấu tổ chức của quỹ:

  • Hội đồng thống đốc của quỹ tiền tệ là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Mỗi nước sẽ cử ra một thống đốc hoặc một Bộ trưởng tài chính và mà thống đốc dự khuyết.
  • Hội đồng giám đốc điều hành là cơ quan thường xuyên quản lý quỹ sẽ gồm có 24 giám đốc
  • Tài chính quốc tế và uỷ ban tiền tệ
  • Uỷ ban về sự phát triển
  • Cơ cấu bộ máy hoạt động có thành phần chính là nhân sự hành chính và các chuyên viên của quỹ.
  • Cơ chế biểu quyết: Mọi nghị quyết chỉ được thông qua tại hội đồng khi có tối thiểu là 85% phiếu thuận.

Logo của quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Logo của quỹ sẽ bao gồm 2 phần chính là biểu tượng và phần chữ tên của tổ chức. Trong đó, phần biểu tượng được thiết kế với rất nhiều chi tiết. Nhìn giống với một chiếc khiên có màu xanh được đặt trong một vòng tròn khá mỏng. Tiếp đến là 2 hình địa cầu và một nhánh oliu có 3 lá và 2 trái.

Chiếc khiên được xem là biểu tượng của sức mạnh khi tổ chức có sự hợp lực và đoàn kết giữa các thành viên. Hai hình địa cầu thể hiện cho tất cả châu lục mang ý nghĩa toàn cầu rất cụ thể.

Nhánh oliu được xem là biểu tượng của Hy Lạp cổ xưa, nó tượng trưng cho sức mạnh và sự bền bỉ. Cuối cùng là tên tổ chức International Monetary Fund thiết kế ôm quanh vòng tròn. Tên được ngăn cách bởi cặp sao gồm 5 cánh tạo ra một tỷ lệ hình học rất cân đối và thuận mắt.

Sự khác nhau Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới

Quỹ tiền tệ IMF và ngân hàng thế giới là hai tổ chức đều được thành lập cùng một địa điểm tại Bretton Woods, New Hampshire vào 07/1944. Cả 2 tổ chức này đều hoạt động với mục đích hỗ trợ nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên vai trò của mỗi tổ chức này lại khác nhau hoàn toàn.

Quỹ tiền tệ có vai trò là bảo vệ cho hệ thống tiền tệ. Còn Ngân hàng Thế giới lại có vai trò chính là phát triển cho nền kinh tế đi lên. Cả 2 tổ chức này đều có trụ sở được đặt tại Washington, D.C..

Lĩnh vực hoạt động của quỹ tiền tệ quốc tế IMF

IMF hoạt động chủ yếu trong hai lĩnh vực chính đó là:

Phương thức thanh toán quốc tế

Nguồn lực của tổ chức gồm dự trữ đồng tiền quốc gia và tài sản dự trữ của quốc tế. Mỗi một nước thành viên sẽ phải nộp 75% hạn mức bằng với đồng tiền của mình và 25% so với tài sản dự trữ.

Các nước thành viên cũng được các quyền vay hoặc rút vốn đối với IMF. Vì vậy các nước có thể sử dụng quyền rút vốn và dự trữ để tài trợ cho những khoản thâm hụt.

Đối với cơ chế rút vốn của quỹ tiền tệ, các nước trong tổ chức mỗi khi gặp phải sự cố về thanh toán có thể rút được vốn. Tức là mua được đồng tiền của nước ngoài bằng đồng tiền của nước mình trong giới hạn là 125%. Đồng thời các nước thành viên cũng phải hoàn trả lại phần rút vốn của mình trong thời gian từ 3 đến 5 năm.

Tỷ giá hối đoái

Năm 1971 các nước đã thực hiện chế độ tỷ giá hoái đoái để cố định cho đồng tiền của mình nhằm mục đích tạo ra sự ổn định cho giao dịch thương mại. IMF được phê duyệt những nước thành viên có thể điều chỉnh được tỷ giá hối đoái. Có thể điều chỉnh được tỷ giá lên hoặc xuống tới tỷ giá cố định mới để xử lý các trường hợp mất cân bằng trong cán cân thanh toán.

Bắt đầu từ năm 1971 hầu hết các đồng tiền lớn ở trên thế giới đều được thả nổi. Nguyên nhân chính là do các nước thành viên cần phải tuân thủ quy tắc về hành vi phù hợp do tổ chức đặt ra. Nhằm tránh một số thủ đoạn do kiểm soát hối đoái và ảnh hưởng đến các nước xung quanh. 

Văn phòng và địa chỉ tổ chức quỹ IMF tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của tổ chức tại nước ta có địa chỉ tại: Phòng 601, số 63 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

  • Giờ làm việc trong tuần : từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, khung giờ 08:00 -12:00 | 13:00 -17:00
  • Điện thoại : (024) 3824 3350
  • Fax : (024) 3825 1885
  • E-mail : rr-vnm@imf.org

Trên đây là một số thông tin về tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế IMF mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những điều đã chia sẻ sẽ giúp bạn nắm được vai trò và cơ cấu của tổ chức này khi hoạt động.

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Ngọc Anh

Ngọc Anh

Tác giả