Trong phân tích cơ bản có một công cụ rất hiệu quả đó là các tỷ số tài chính, có thể giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của công ty, từ đó có thể có quyết định sáng suốt hơn. Dưới đây là các kiến thức cơ bản về các Tỉ số tài chính quan trọng trong Phân tích cơ bản dành cho bạn.
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp để bọn có thể lựa chọn cổ phiếu tốt đầu tư. Sử dụng phân tích cơ bản sẽ giúp bạn phát hiện ra đâu là một cổ phiếu của một doanh nghiệp tốt, kinh doanh hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận cho cổ đông?
Trong phân tích cơ bản gồm có rất nhiều mảng: phân tích vĩ mô, vi mô, phân tích ngành, đọc và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, dự phóng các chỉ tiêu tài chính, định giá công ty,… nhưng hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về các chỉ tiêu tài chính cơ bản và ý nghĩa của chúng.
Những con số này sẽ giúp các bạn hình dung được sơ bộ về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 thời điểm hay 1 khoản thời gian trong quá khứ để từ đó có các quyết định đúng đắn hơn xem có nên cho doanh nghiệp đó vào Danh mục đầu tư của bạn hay không.
Các tỷ số Tài chính trong Phân tích cơ bản
Có rất nhiều tỉ số tài chính nhưng hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về các chỉ số thuộc 4 nhóm sau: nhóm tỉ số phản ánh khả năng thanh toán nhanh, nhóm tỉ số phản ảnh khả năng cân đối vốn, nhóm tỉ số phản ánh khả năng sinh lời và nhóm tỉ số về giá trị thị trường. Mỗi nhóm này đề có tầm quan trọng riêng và đòi hòi chúng ta cần kết hợp tất cả các nhóm trong việc ra quyết định đầu tư chứ không chú trọng chỉ riêng nhóm nào cả.
Tỉ số phản ánh khả năng thanh toán nhanh
Ở các tỉ số thuộc nhóm này là các tỉ số thời điểm, chúng ta sau khi tính được thì nó chỉ phản ánh ý nghĩa trong thời điểm đó thôi, muốn tính được thì ta cần lấy các con số ở trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, sau khi tính ta sẽ: so sánh tỉ số tính được với: 1, với tỉ số của kỳ trước, với tỉ số trung bình ngành. Nếu Tỷ số càng cao → Khả năng thanh toán càng tốt.
Đây là các tỉ số thuộc nhóm một cùng với cách tính và ý nghĩa
Tên tỉ số | Công thức | Ý nghĩa |
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) | = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn | Một đồng Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được tài trợ bởi bao nhiêu đồng Tài sản ngắn hạn. Qua đó, cho biết khái quát khả năng của DN trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của chúng tôi. Nếu tỷ số này nằm trong khoảng 1 đến 2 thì có thể thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả được nợ ngắn hạn. |
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh | (Tiền + Đầu tư Tài chính ngắn hạn + Phải thu ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn | Một đồng Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được tài trợ bởi bao nhiêu đồng Tài sản có tính thanh khoản cao (tức là, Tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền phục vụ cho việc thanh toán). Qua đó, cho biết khả năng của DN trong việc nhanh chóng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của chúng tôi. |
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời | Tiền / Nợ ngắn hạn | Một đồng Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được tài trợ bởi bao nhiêu đồng Tài sản tiền (là loại tài sản có thể ngay lập tức sử dụng phục vụ cho việc thanh toán). Qua đó, cho biết khả năng của DN trong việc ngay lập tức thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của chúng tôi. Có thể nói tiền mặt là công cụ mạnh nhất để DN chống chọi tại các thời điểm khó khăn, một DN thiếu thốn tiền mặt rõ ràng không thể nào là doanh nghiệp tốt được. Nếu tỷ số này >=0,1 ha 10% tức là khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp tương đối khá. |
Tỉ số phản ảnh khả năng cân đối vốn
Nhóm tỷ số thứ hai mà chúng ta cần quan tâm là nhóm tỉ số phản ảnh khả năng cân đối vốn. Ở 3 tỷ số đầu tiên là những tỉ số thời điểm, chúng sẽ được tính qua những con số bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ở từng quý hay từng năm. Còn chỉ số thứ 4 là TIE thì là chỉ số thời kỳ, ta cần sử dụng thêm số liệu từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh để tính toán.
Tỷ số | Công thức | Ý nghĩa |
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) | Nợ phải trả / Tổng tài sản |
Trung bình cứ trong 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp đang có, thì có bao nhiêu đồng vốn doanh nghiệp có được là từ việc đi vay mượn. Sau khi tính ta có thể so sánh với: + Số kỳ trước + Số trung bình ngành - Hệ số nợ càng cao, hệ số VCSH càng thấp thì mức độ lệ thuộc về mặt tài chính vào bên ngoài càng cao, khả năng tự chủ về mặt tài chính càng thấp. - Tỉ lệ hợp lý nhất của tỷ số này là từ 0,25 đến 0,75 |
Tỷ số VCSH trên tổng tài sản (hệ số VCSH, hệ số tự tài trợ) | 1 – hệ số nợ, hay = VCSH /Tổng tài sản | Trung bình cứ trong 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp đang có, thì có bao nhiêu đồng vốn doanh nghiệp có được không phải là từ việc đi vay mượn. |
Tỷ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu | Nợ phải trả / VCSH | Trung bình ứng với một đồng vốn mà chủ sở hữu doanh nghiệp phải tự chúng tôi bỏ ra, doanh nghiệp phải đi vay mượn thêm bao nhiêu đồng vốn nữa thì mới đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh. Tỷ số này sau khi tính ta cũng có thể so với 1, so với các số kỳ trước và tỷ số của trung bình ngành. Nếu tỷ số càng cao tức là mức độ lệ thuộc về mặt tài chính vào bên ngoài càng cao, khả năng tự chủ về mặt tài chính càng thấp. |
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE) |
= EBIT / Lãi vay trong đó EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, EBIT = Lợi nhuận trước thuế + lãi vay. |
Một đồng chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trả trong kỳ được tài trợ bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. TIE càng cao thì càng tốt. Còn nếu TIE < 1 chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Còn không làm đủ ra tiền để trả lãi vay. |
Tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động
Nhóm tỷ số thứ ba là nhóm Nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động. Nhóm này gồm các tỉ số thời kỳ sau
Tỷ số | Công thức | Ý nghĩa |
Vòng quay Hàng tồn kho | Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho | Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Tức là trong kỳ đã qua, trung bình một đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho hoàn thành được bao nhiêu vòng chu chuyển. Nó thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.. |
Vòng quay Tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản) | Doanh thu thuần / Tổng tài sản | Tỷ số này cho ta biết trong kỳ đã qua, trung bình một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. |
Vòng quay khoản phải thu (Kỳ thu tiền trung bình) | Khoản phải thu / Doanh thu thuần | Chỉ tiêu này cho biết bình quân độ dài thời gian tính từ khi DN giao hàng cho đến khi DN nhận được tiền hàng trong kỳ đã qua. |
Tỷ số phản ánh khả năng sinh lời
Các nhóm tỷ số này là nhóm tỷ số thời kỳ, được tính qua các con số thuộc báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Sau khi tính ta cần so sánh chúng với các tỉ số kỳ trước, các tỉ số cùng kỳ của các doanh nghiệp trong ngành. Các tỷ số này càng cao thì càng tốt, vì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Tỷ số | Công thức | Ý nghĩa |
Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) (Lợi nhuận ròng biên) | Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần | Trong kỳ đã qua, trung bình cứ trong 100 đồng Doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận sau thuế. Nếu ROS > 20% thì chứng tỏ công ty có thể có lợi thế cạnh tranh, còn nếu ROS < 10% thì có thể thấy DN đang gặp cạnh tranh cao |
Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản) (ROA) | Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản | Trong kỳ đã qua, trung bình một đồng tài sản của DN tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập cho những người chủ sở hữu. |
Tỷ suất doanh lợi Vốn chủ sở hữu (Tỷ suất sinh lợi Vốn chủ sở hữu) (ROE) | Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu | Trong kỳ đã qua, trung bình một đồng VCSH của DN tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập cho những người chủ sở hữu. |
Thu nhập một cổ phần thường (EPS) | (Lợi nhuận sau thuế - cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi) / Số cổ phần thường lưu hành bình quân | Trong kỳ đã qua, trung bình ứng với một cổ phiếu thường được DN sử dụng để huy động vốn, DN tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập cho những người chủ sở hữu. |
Tỷ số giá thị trường
Cuối cùng là nhóm tỷ số giá thị trường.
Tỷ số | Cách tính | Ý nghĩa |
Hệ số giá trên thu nhập (Tỷ số P/E - Price/Earning Ratio) | Giá thị trường của cổ phiếu / EPS |
Cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu đồng để có được một đồng thu nhập của công ty. Chúng ta có thể so sánh P/E của doanh nghiệp đang nghiên cứu với: P/E của các công ty cùng ngành. - Tỷ số P/E càng cao càng cho thấy thị trường kỳ vọng nhiều vào khả năng sinh lợi, cũng như đánh giá cao triển vọng tương lai của công ty, và ngược lại. |
Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (Tỷ số M/B - Market/Book ratio) | Giá thị trường 1 cổ phần / Giá trị sổ sách 1 cổ phần |
Cho biết mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sách 1 cổ phần của công ty. Sau khi tính ta so sánh với: M/B của các công ty cùng ngành. - Tỷ số M/B càng cao càng cho thấy thị trường đánh giá cao triển vọng của công ty, và ngược lại. |
Như vậy Đầu Tư Số đã tổng kết cách tính và ý nghĩa của một số chỉ số tài chính cơ bản khi các bạn phân tích cơ bản một cổ phiếu. Mong rằng những thông tin của chúng tôi sẽ góp phần giúp các bạn thành công trên thị trường chứng khoán.