Danh mục Menu

Mô hình Tam giác cân trong Đồ thị kỹ thuật Chứng khoán

Bên canh mô hình lá cờ các mô hình tam giác cũng là những mô hình tiếp diễn phổ biến. Mô hình tam giác tiếp diễn có thể chia làm 3 loại: Tam giác cân tiếp tục xu hướng trước đó, tam giác tăng tiếp tục xu hướng tăng, tam giác giảm tiếp tục xu hướng giảm. Trong bài hôm nay, Đầu Tư Số sẽ giới thiệu cho các bạn mô hình tam giác đầu tiên, đó là mô hình tam giác cân.

Mô hình tam giác cân

Mô hình tam giác cân sẽ bao gồm ít nhất 2 điểm lower high (đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước) và 2 điểm higher lows (đáy sau cao hơn đáy trước). Khi những điểm này được nối với nhau tạo nên những đường trendline kết hợp thành 1 tam giác cân (hoặc gần như cân). Sau khi giá phá vỡ tam giác xu hướng trước đó thường sẽ được tiếp diễn.

do thi mo hinh tam giac can

Đặc điểm mô hình Tam giác cân

Sau đây là những đặc điểm nhận biết của mô hình tam giác cân

Xu hướng

Để xác nhận mô hình tam giác cân là một mô hình tiếp diễn đương nhiên trước đó giá phải tồn tại một xu hướng. Xu hướng tăng hoặc giảm phải được hình thành ít nhất là vài tháng sau đó mô hình tam giác cân xuất hiện trước khi xu hướng hiện tại tiếp tục.

4 điểm

Cần ít nhất 2 điều để tạo thành 1 đường trendline, và 2 đường trendline là ít nhất để tạo nên 1 tam giác cân. Chính vì thế chúng ta cần ít nhất 4 điểm để có thể dự đoán rằng mô hình tam giác cân đang được hình thành. Đỉnh thứ 2 cần thấp hơn đỉnh đầu tiên và đường trendline kháng cự sẽ có độ dốc xuống. Đáy thứ 2 sẽ phải cao hơn đáy thứ nhất và đường trendline hỗ trợ sẽ hướng lên. Mô hình sẽ được hình thành với 6 điểm (3 đỉnh, 3 đáy) trước khi phiên breakout xác nhận diễn ra.

Thanh khoản

Trong khi tam giác dần được hình thành khối lượng giao dịch phải giảm dần. Điều này ám chỉ rằng trước cơ bão luôn là những khoảng lặng. Trong phiên breakout khỏi tam giác thanh khoản cần tăng vọt so với trước đó. Ta có thể mua sau phiên breakout này.

Khoản thời gian hình thành

Thường vài tuần đến vài tháng.

Giá mục tiêu

Có thể tính từ điểm breakout cộng thêm 1 khoản rộng nhất của tam giác cân tạo thành trước đó.

tam giac can va gia muc tieu

Tuy hiên không phải lúc nào mô hình tam giác cân xuất hiện sau đó giá cũng sẽ đảo chiều. Trong cuốn Technical Analysis of Stock Trends năm 1948, Edwards và Magee cho rằng khoảng 75% số lần xuất hiện của mô hình tam giác cân sau đó là sự tiếp diễn còn giá, còn 25% là sự đảo chiều của giá.

Tuy nhiên mô hình tam giác cân đảo chiều khá khó khăn để phân tích và thường có các điểm breakout giả. Vì vậy chúng ta khi ứng dụng mô hình tam giác cân không nên dự đoán ngay xu hướng tiếp theo mà nên đợi nó xảy ra sau khi phá vỡ tam giác đã. Ngoài ra nhà đầu tư có thể sử dụng mô hình kết hợp với các gaps, các chuyển động của giá và khối lượng để xác nhận. Phiên xác nhận xu hướng sau khi thoát khỏi tam giác là một chú ý rất quan trọng mà chúng ta cần đặc biệt chú ý.

Trong những phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp về mô hình tam giác tiếp diễn giảm và tam giác tiếp diễn tăng.

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Mai Chi

Mai Chi

Tác giả