Trong trường phái phân tích kĩ thuật có nhiều phương pháp, tuy nhiên trong đó có một phương pháp khá phổ biến và được nhiều nhà đầu tư sử dụng đó là giao dịch theo xu hướng do xu hướng và giá tăng thường đi cùng nhau. Khi tiến hành giao dịch theo xu hướng sức mạnh của xu hướng là điều rất quan trọng mà nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Trong bài hôm nay Đầu Tư Số sẽ cùng bạn tìm hiểu cách xác định độ mạnh hay yếu của xu hướng một cổ phiếu qua các chỉ báo ADX, RSI và Trendline
Sử dụng chỉ báo ADX
ADX là một chỉ báo cho xu hướng rất hiệu quả. Nó chỉ hướng và cả độ mạnh yếu của xu hướng cổ phiếu hay chỉ số. Chỉ báo ADX có thể dự báo sớm một xu hướng. Mốc quan trọng của ADX là 20, khi xu hướng tăng hay giảm chúng ta hãy chú ý ở mốc này. Nếu đường ADX vượt lên 20 tức là giá cổ phiếu hay chỉ số đang có xu hướng rõ ràng. Để đo lường sức mạnh của xu howngs hiện tại nhìn vào ADX sẽ giúp ta thấy xu hướng vẫn đang mạnh mẽ hay đã hụt hơi dần.
Ví dụ với vnindex như sau:
Từ giai đoạn tháng 10 đến hết tháng 11 năm 2018 ADX tăng vọt, chứng tỏ xu hướng đã tăng rất mạnh mẽ. Tuy nhiên đầu tháng 12/2018 ADX đã đạt đỉnh và đi xuống, chúng ta thấy rằng xu hướng đã bị hụt hơi và mất động lượng. Nhưng lúc này ADX vẫn trên 20 nên xu hướng yếu dẫn nhưng vẫn còn mạnh. Đến khi ADX giảm dưới 20 vnindex mới đạt đỉnh thực sự vào tháng 4/2018.
Sử dụng độ dốc của trendline như manh mối về sức mạnh của giá
Như hình trên độ dốc của xu hướng càng cao đó là một xu hướng càng mạnh. Góc càng lớn độ dốc con sóng có động lượng càng mạnh.
Khi động lượng của giá quá lớn khi trendline quá dốc giá tất nhiên cũng dễ dàng bị đảo chiều một cách nhanh chóng. Một xu hướng bền vững sẽ cần các đợt điều chỉnh test lại cung, đồng thời thay máu các nhà đầu tư trên thị trường. Trend mà quá dốc khi gặp cản sẽ rất nhanh chóng bị đảo chiều có khi chỉ bằng một cây nến bán quyết liệt.
Sử dụng RSI để xác định sức mạnh xu thế
RSI nhiều nhà đầu tư đã khá quen thuộc. Đôi khi nó còn là chỉ báo xu hướng dẫn dắt và đi trước của giá. RSI ở đây đã báo trước rằng giá sẽ giảm trong tương lai.
Về xu hướng giá chúng ta thấy nếu RSI tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sao cao hơn đáy trước sức mạnh của giá vẫn cao, giá sẽ còn tiếp tục duy trì được xu hướng tăng. Còn RSI khi vượt qua mốc 70 đó là lúc giá cổ phiếu hay chỉ số trở nên mạnh mẽ nhất.
Khi RSI đi ngang giao động quanh vùng 50 điểm xu hướng tăng hay giảm của giá không được rõ nét, động lượng yếu vì bên bán và bên mua vẫn đang cố gắng chiếm ưu thế, chưa bên nào thắn được bên nào.
Qua bài viết này, mong các anh chị có thể giao dịch một cách hiệu quả hơn khi sử dụng đồ thị nhằm giao dịch theo xu hướng để xác định độ mạnh yếu xu hướng giá của Cổ phiếu. Nếu có bất kì thắc mắc gì liên quan tới phân tích cổ phiếu cụ thể cũng như thị trường các anh chị có thể liên hệ với Đầu Tư Số để được hỗ trợ tốt nhất.