Danh mục Menu

Cách sử dụng RSI - Chỉ số sức mạnh tương đối trong Phân tích kĩ thuật

Cùng với RSI và MACD là cặp chỉ báo rất phổ biến trên đồ thị của các nhà đầu tư theo phân tích kĩ thuật. Chúng vừa có nhiều tác dụng và hỗ trợ cho nhau rất tốt trong việc xác nhận và đự doán xu hướng vì MACD là chỉ báo chậm, còn RSI là chỉ báo nhanh. RSI là chỉ báo rất nhạy với sự biến động của giá và có nhiều ứng dụng. Trong bài viết này, Đầu Tư Số xin chia sẻ những cách sử dụng cơ bản nhất của RSI tới các nhà đầu tư.

RSI là gì?

RSI viết tắt của Relative Strength Index hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối là chỉ báo đo lường mức độ thay đổi của giá gần đây để dự báo dấu hiệu quá mua hoặc quá bán.

chi bao rsi

Cùng với MACD, RSI cũng là một chỉ báo được nhiều người sử dụng phổ biến khi phân tích kĩ thuật. RSI được tính theo công thức

RSI = 100 – 100/(1+RS) với RS là mức tăng trung bình / mức giảm trung bình

RSI thể hiện tương quan sức mạnh của bên cung và bên cầu. Nếu RSI > 50 bên cầu đang thắng thế, nếu RSI < 50 bên cung đang mạnh hơn.

Tất nhiên các công cụ phân tích kĩ thuật đều có sẵn cho ta đường RSI rồi điều quan trọng là ta cần biết vận dụng chúng như thế nào thôi.

Cách sử dụng RSI trong Phân tích kỹ thuật

Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 3 cách để sử dụng RSI trong phân tích kĩ thuật để các bác có thể tùy thích sử dụng cho các trường hợp khác nhau.

Sử dụng RSI để xác định điểm quá mua và quá bán

Đơn giản khi RSI lớn hơn 70 đó là vùng quá mua, còn khi RSI dưới 30 đó là vùng quá bán. Ta có thể mở vị thế mua khi giá dưới RSI đang cắt lên 30 và mở vị thế bán khi RSI đang ở trên 70 và cắt xuống dưới 70. Nhưng tất nhiên vùng quá mua không phải là vùng đỉnh mà nó chỉ là lúc mà thị trường đang phản ứng với cổ phiếu một cách quá hưng phấn, và có nguy cơ giá sẽ đảo chiều. Khi gặp trường hợp RSI báo quá mua như vậy chúng ta nên theo dõi sự hưng phấn của các nhà đầu tư và đừng nên mua vội mà hãy chờ đợi đợt điều chỉnh có thể xảy ra để chúng ta có thể có giá tốt hơn khi mua.

chi bao rsi ctg

Ví dụ như ở đây, khi RSI vượt lên 70 báo hiệu vùng quá mua sau một thời gian ngắn hạn có giảm điều chỉnh để tạo cơ hội chúng ta có thể mua vào và RSI quay đầu đi xuống.

Tất nhiên với những nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu khi thấy RSI đã trên 70 và RSI bắt đầu đi xuống cắt đường 70 cũng có thể quyết định bán ra đề phòng giá sẽ có đợt giảm giá tiếp theo

Cũng tương tự, khi RSI giảm dưới 30 báo dấu hiệu quá bán đây cũng chưa hẳn là vùng đáy mà chỉ là dấu hiệu cho thấy rằng các nhà đầu tư trên thị trường đang quá bi quan về cổ phiếu thôi. Để an toàn chúng ta nên mua vào ở thời điểm RSI cắt dưới 30 sau đó hồi lên và cắt đường 30 từ dưới lên đây mới là dấu hiệu nên mua vào thích hợp

BID ở khoảng đỏ này khi RSI xuống dưới 30 ta chưa nên mua, mà nên đợi khi RSI quay trở lên cắt lại 30
BID ở khoảng đỏ này khi RSI xuống dưới 30 ta chưa nên mua, mà nên đợi khi RSI quay trở lên cắt lại 30

Tín hiệu mua bán có thể xuất hiện khi RSI cắt đường 50

Nếu RSI đang trong đà đi lên và cắt 50 ta có thể mua vào, ngược lại nếu RSI đang đi xuống và cắt 50 ta nên bán ra do báo dấu hiệu giá sẽ giảm tiếp tục.

VD với ACB
VD với ACB

Mua bán theo tín hiệu phân kì của RSI

Phân kỳ xuất hiện khi giá tạo được những đỉnh/ đáy mới nhưng chỉ báo mà bạn sử dụng không, tức là giữa giá và chỉ báo có xu hướng trái ngược nhau. Khi tín hiệu này xuất hiện cũng là lúc bạn nên để ý vào những biến động của giá sắp tới.

Cụ thể khi đường giá đi lên tạo 1 đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, đường RSI lại đi xuống tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ tín hiệu phân kì báo rằng xu hướng đảo chiều của giá có thể xuất hiện, tất nhiên chỉ là có thể chứ đấy không phải tín hiệu báo giá sẽ đảo chiều chúng ta vẫn cần theo dõi những phiên tiếp theo để xác nhận xu hướng đã thay đổi. Như ở ví dụ dưới đây với ACB đường giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng RSI lại có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và chúng ta nên cân nhắc bán ra ở thời điểm lúc đó.

chi bao rsi phan ki acb

Và ngược lại với việc giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng RSI tạo đáy sau cao hơn đỉnh trước là tín hiệu có thể giá sắp đảo chiều tăng.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về chỉ báo RSI và cách sử dụng nó. Các bạn cũng nên nhớ hãy kết hợp RSI với các chỉ báo khác để có thêm sự chắc chắn cho quyết định của chúng tôi. Bởi vì RSI là một chỉ báo rất nhạy nhưng mà không hẳn là chính xác tuyệt đối, cần kết hợp nó với các chỉ báo khác mặc dù chậm nhưng tin cậy hơn như MACD. Với những kiến thức chúng tôi vừa chia sẻ, chúng tôi mong chúng sẽ giúp các bạn thành công hơn trên thị trường chứng khoán.

TAGS:
Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Mai Chi

Mai Chi

Tác giả