Có những doanh nghiệp khi đủ lớn sẽ đầu tư phát triển nhiều ngành nghề để đa dạng hóa doanh thu lợi nhuận và tìm sự tăng trưởng ở mảng mới khi mảng chính đã bão hòa. Tuy nhiên việc đa dạng hóa nhiều ngành cũng có các rủi ro liên quan tới việc quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm ở các thị trường mới và ngành mới hoàn toàn. Tiêu biểu cho một doanh nghiệp phát triển đa ngành nhưng đang thất bại nặng nề và gặp nhiều khó khăn là Đức Long Gia Lai (DLG). Chúng ta hãy cùng Đầu Tư Số tìm hiểu qua về mã chứng khoán DLG, tiềm năng, giá mục tiêu, lịch chia cổ tức mới nhất kèm nhận định cổ phiếu DLG trong thời gian tới nhé.
DLG là mã cổ phiếu công ty nào?
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai niêm yết trên sàn HOSE từ 14/06/2010 với mã cổ phiếu DLG. Khi mới thành lập năm 1995, DLG có tên Xí nghiệp tư doanh Đức Long Gia Lai. Ngành nghề kinh doanh khởi đầu của công ty là là chế biến gỗ để tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu. Sau đó công ty phát triển mạnh mẽ và mở rộng qua mảng đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, đầu tư công và có những thành công nhất định.
Công ty có năng lực xây dựng tốt đã từng trúng thầu thi công tuyến đường cao tốc Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14. Sau đó DLG đã gia tăng quy mô và mở rộng ra nhiều mảng khác như Bất động sản, năng lượng, sản xuất linh kiện điện tử, nông nghiệp.
Tiềm năng cổ phiếu DLG
Với công ty đang gặp vô vàn khó khăn về dòng tiền, nợ lớn nhưng KQKD lỗ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ. DLG không phải cổ phiếu tiềm năng để NĐT có thể đầu tư dài hạn hoặc lướt sóng ngắn do rất dễ gặp phải các thông tin xấu bất ngờ của doanh nghiệp.
Hiện tại DLG có 4 công ty con hợp nhất trong tập đoàn gồm
- CTCP BOT và BT Đức Long Đắk Nông trong mảng đầu tư công
- CTCP BOT và BT Đức Long Gia Lai trong mảng đầu tư công
- Công ty liên kết là CTCP Tư vấn xây dựng giao thông Gia Lai thuộc mảng đầu tư công
- Công ty TNHH Mass Noble Investment trong ngành sản xuất linh kiện điện tử
- CTCP Đầu tư và phát triển điện năng Đức Long Gia Lai trong mảng năng lượng
Do phát triển và mở rộng quá nóng, số nợ phải trả của DLG tất nhiên cũng tăng lên khá nhanh. Tới thời điểm 2018, theo báo cáo tài chính tổng nợ phải trả vượt 5.200 tỷ đồng và đã chiếm 60% tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong giai đoạn mở rộng, KQKD của DLG cũng không thật sự cải thiện thậm chí khá kém khi các mảng đa ngành nghề không được quản lý và phát triển hiệu quả. Năm 2012 và 2013 công ty chỉ lãi dưới 10 tỷ đồng, thậm chí sang 2015 đã lỗ 81 tỷ đồng. Đặc biệt trong những năm gần đây số lỗ của DLG ngày càng leo thang, cụ thể năm 2020 DLG lỗ 929 tỷ và năm nặng nhất là 2022 với số lỗ khổng lồ 1,197 tỷ.
Với kết quả kinh doanh lỗ triền miền đã ăn mòn tổng tài sản của DLG. Từ 2018 tổng tài sản hơn 8700 tỷ nhưng đã giảm mạnh chỉ còn 5700 tỷ (theo báo cáo của 6 tháng 2023). Thêm một điểu tiêu cực là các năm 2018-2020, tổng số nợ phải trả vẫn duy trì ở mức rất cao so với tổng tài sản: trên 5700 tỷ. Rất may con số tổng nợ cũng đang giảm dần theo từng năm, tới hết 6 tháng 2023 tổng nợ còn hơn 4500 đang chiếm 80% tổng tài sản hiện có.
Nhìn chung, với việc mở rộng nhiều ngành nghề nhưng kinh doanh kém hiệu quả đã gây ra khó khăn và lỗ lớn cho công ty ở thời điểm hiện tại.
Rủi ro hiện hữu của DLG
Thông qua việc lợi nhuận liên tục âm và ngày càng gia tăng chưa có dấu hiệu lãi lại, DLG đã là một doanh nghiệp rất rủi ro về dòng tiền. Khi tiền từ hoạt động kinh doanh không tạo ra được mà còn phải gánh núi nợ dù giảm nhưng vẫn còn lớn sẽ là rủi ro về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Các NĐT nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư vào mã cổ phiếu này.
Có một rủi ro nữa nếu đọc kỹ trong báo cáo tài chính của DLG. Tập đoàn đã cho 1 số cá nhân vay số tiền rất lớn mà không có tài sản đảm bảo, số tiền cho vay đã chiếm hơn 27% tổng tài sản: 2,398 tỷ đồng. Mặc dù hiện tại DLG chưa thanh toán cho hầu hết các khoản vay đến hạn trả (gồm nợ ngân hàng, trái phiếu). Nhưng cho dù vậy, công ty lại lấy tiền cho vay các cá nhân khác là một dấu hỏi khá lớn về cách quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
Ngoài ra các khoản nợ này hiện tại đều trở thành nợ khó đòi và công ty phải trích lập dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn, từ đó gia tăng các chi phí của doanh nghiệp trong khi công ty vẫn liên tục lỗ. Hiện tại DLG đã ghi nhận lỗ lũy kế 2.069 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu ngày càng giảm giờ chỉ còn hơn 1.100 tỷ đồng; trong khi vốn góp chủ sở hữu gần 3.000 tỷ đồng.
Với vấn đề này, chúng ta thấy DLG trong khi gánh nợ lớn, kinh doanh kém hiệu quả mà vẫn mang tiền cho các cá nhân vay. Hiện đã không thu được lãi vay mà còn không thu hồi được vốn, phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Đây là một rủi ro rất lớn về đạo đức cũng như khả năng quản lý khi có những hành động “đáng nghi ngờ” này của công ty.
Gần đây vào tháng 7/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DLG heo đơn yêu cầu của CTCP Lilama 45.3. Những thông tin này là một hồi chuông cảnh báo cho những NĐT liều lĩnh đang muốn đánh cược với DLG từng một thời nổi tiếng trong ngành. Ngoài vấn đề dính kiện cáo, DLG cũng đang rơi vào diện bị cảnh báo của HOSE do kiểm toán nêu ý kiến ngoại trừ.
Nhận định chung rủi ro với cổ phiếu DLG là rất lớn và khó có thể có điểm nhấn nào để bất chấp rủi ro mà đầu tư vào mã cổ phiếu này.
Lịch chia cổ tức DLG
Lịch chia cổ tức DLG khi nào, bao giờ chia cổ tức DLG năm 2022 2023 hay DLG chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu là những câu hỏi được đông đảo nhà đầu tư quan tâm.
Lần chia cổ tức gần nhất của DLG là 2018-10-03 khi DLG chia Cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:5. Hiện tại chưa có thông tin mới nhất về việc chia cổ tức bằng tiền hay cổ tức bằng cổ phiếu với DLG trong năm 2024, chúng tôi sẽ cập nhật sau cho các bạn đọc sớm nhất nếu có thông tin.
Nhận định cổ phiếu DLG
Giá cổ phiếu DLG hôm nay
Kết phiên giao dịch 10/10, giá cổ phiếu DLG đóng cửa ở 2.6, tăng 0.01 (+4.00%) so với giá tham chiếu. Thanh khoản đạt 4.01 tỷ tương ứng với hơn hơn 1.5 triệu cổ phiếu được giao dịch. Khối ngoại phiên 10/10 không giao dịch với cổ phiếu DLG.
Tại sao cổ phiếu DLG tăng so với tuần trước?
So với tuần trước DLG hiện tăng 4.84% đây là mức tăng khá tố cùng với giai đoạn thị trường hồi phục trong tuần này. Nguyên nhân là do DLG đã giảm sâu trong thời gian ngắn (từ đỉnh giảm 30%) nên khi VNINDEX đang hồi phục tạo đáy dòng tiền đầu cơ đã tham gia với DLG để đánh nhịp hồi kỹ thuật. Với DLG là một cổ phiếu vốn hóa nhỏ dễ “thao túng” nên có thể tăng nhanh và giảm nhanh trong thời gian ngắn. Khi thị trường tạo đáy nhiều Nhà đầu cơ nhanh nhạy muốn kiếm lời lướt sóng nhanh đã tìm tới các mã cổ phiếu nhỏ như DLG để giao dịch nhằm lướt sóng t+.
Nhận định kỹ thuật cổ phiếu DLG
Về mặt nhận định kỹ thuật cổ phiếu LDG đã bị rơi gãy khỏi tất các các đường trung bình động quan trọng nên xu hướng đang chuyển về xu hướng giảm. Hiện cổ phiếu đáng nỗ lực lấy lại đường MA200 nhưng vẫn còn cách khá xa MA100 nên có thể tính là một nhịp hồi kỹ thuật sau đợt giảm sâu.
Hiện tại thanh khoản cũng sụt giảm mạnh ở DLG cho thấy dòng tiền không thật sự mặn mà với mã này, chỉ có số ít dòng tiền đầu cơ hoạt động nên xu hướng tăng ngắn hạn cũng không bền vững.
Chỉ báo RSI bật tăng từ 30 cho thấy hiện DLG sẽ có nhịp hồi ngắn hạn, nhưng tạm thời là nhịp hồi kỹ thuật do dòng tiền không hỗ trợ. Dự đoán trong quý 4 DLG sẽ hồi phục lên khu vực cản 2.6-2.8 sau đó sẽ tiếp tục bị bán và tìm ngưỡng cân bằng ở vùng tích lũy 2.3-2.5 nền cả năm 2023.
Có nên mua cổ phiếu DLG hay không?
DLG là một doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và lỗ nặng, ngoài ra còn có rủi ro về vấn đề dòng tiền và vay nợ. Bởi vậy NĐT không nên mua đầu tư hay lướt sóng với DLG trong khi vẫn có rất nhiều mã khác tốt hơn để đầu tư hoặc lướt sóng thay thế.
Đây là toàn bộ các thông tin Nhận định cổ phiếu DLG mà Nhà đầu tư nên biết khi tìm hiểu về mã chứng khoán DLG. Hi vọng những chia sẻ phân tích về DLG có thể hỗ trợ thông tin giúp mọi người có quyết định chính xác trong quá trình đầu tư mã cổ phiếu này.